Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Họa sĩ Văn Đen



          Văn Đen ( Dương Văn Đen )
          Sinh năm 1919 tại Cầu Kè tỉnh Cần Thơ.
          Năm 1937  Tốt nghiệp Trường Sư Phạm Sài Gòn, dạy tiểu học ở Bà Rịa, Cần Thơ, học khóa Huấn luyện viên thể dục thể thao.
          Năm 1950-1953 sinh viên dự thính trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris.
          Năm 1952 Triển lãm lần đầu tại Galerie Conti (Paris).
          Năm 1960 Đọat giải Huy Chương Vàng hội họa MÙA XUÂN Sài Gòn.
          Năm 1961 Thành viên hội đồng giám khảo các giải hội họa (Sài Gòn).
          Năm 1964-1988 Giáo sư trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định ( sau 1975 là trường Đại Học Mỹ Thuật tp.HCM).

          QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN ĐEN

          Anh nói: “Mỗi họa sĩ phải là một nhà sáng tạo. Vì nếu đứng trước một phong cảnh hay một con người, một cảnh vật, họa sĩ chỉ chú trọng họa lại cho đúng từ đường tơ kẽ tóc. Từng khóm cây cụm lá, từ mảng hoa gốc cây, từ khóe mắt làn tóc, cái cái đều phải giống như bức tranh muôn màu của Tạo Hóa đã dựng nên thì họa sĩ đã đi sai con đường mình. Công việc đó đã dành riêng cho các nhà nhiếp ảnh mà ngày nay với những máy móc tinh vi và phim màu bén nhạy, những cảnh vật ấy đều được ghi lại một cách hòan mỹ không một sai chạy. Vả lại nếu có một họa sĩ nào diễn tả những cảnh vật ấy một cách giống đến đâu đi nữa cũng là một cảnh chết , vì cảnh vật hay người ta đều biết rung cảm hay cười đùa , bức họa chỉ có xác mà không có hồn thì không hòan tòan giống được. May ra chỉ được gọi rằng nay là công việc của một người thợ khéo.Họa sĩ phải là một nhà sáng tạo dùng các cảnh vật như một ngữ vựng để làm ra một đề án khác. Hay nói một cách khác, cảnh vật chỉ là một cớ cho họa sĩ dựa lấy để bộc lộ tâm hồn mình. Một cảnh quan con mắt con mắt của mỗi người đều có vẻ đẹp khác nhau. Cảm thấy điều ấy mới là khởi điểm của công việc sáng tạo. Họa sĩ phải biểu lộ những tình cảm thầm kín của mình nghĩa là nhũng rung động hay cảm xúc hay nỗi lòng qua nét bút và màu sắc. Những màu sắc chỉ là phần phụ thuộc của họa phẩm, linh hồn của bức họa tiết lộ qua trung gian  trí thông minh và trí tưởng tượng, là hai nguyên động lực chính cho sự sáng tạo.



















.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét