Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Tại Sao Tết người ta treo chữ Phúc ngược

.


Thỉnh thoảng chúng ta lại thấy được trên vài tấm thiệp chúc Tết hay trong tranh treo lại vẽ chữ PHÚC "ngược" . Không phải là do viết sai hay in sai mà tục treo chữ phúc ngược có nhiều giai thoại kể lại nguồn gốc .

Sau đây là vài câu chuyện sưu tầm về nguồn gốc chữ PHÚC ngược xin gửi đến các bạn nhân ngày đầu năm mới

Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc.

Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.
Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón đợi hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc:
, phúc tinh cao chiếu, nghĩa là sao phúc từng cao chiếu xuống hay câu: , đa phúc đa thọ, nghĩa là nhiều may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau.

Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và vị môn thần dán trên cửa hay khắc trên mặt cửa vào đình chùa dinh thự 


Chữ Phúc treo ngược

Ngày Tết nguyên đán, người Trung Quốc có tục treo thuận hoặc treo ngược chữ Phúc ở trên cửa. 

Có hai truyện truyền kỳ giải thích truyện này. Truyện thứ nhất là một truyện từ đời nhà Minh (1368-1644) về chữ phúc viết thuận.

Một hôm Minh Thái Tổ, Chu Nguyên Chương, vi hành tới một thị trấn nhỏ.
Nhà vua thấy một đám đông người cười rỡn bên một bức họa. Tới gần, nhà vua thấy đó là một bức vẽ một bà già có bàn chân lớn quá khổ, tay ôm một trái dưa hấu.

Nhà vua nhận ra bà già này chính là hoàng hậu.

Nổi giận, nhà vua sai quân hầu theo dõi từng ngưòi trong đám người hỗn sược này về tận nhà, và viết chữ phúc trên cửa, để ngày mai nhà vua sẻ phái quân tời bắt.

Trở về hoàng cung, nhà vua kể lại truyện này cho hoàng hậu nghe. Hoàng hậu vốn sẵn từ tâm, bà khẩn sai quân hầu hỏa tốc tới thị trấn này viết chữ phúc trên cửa mọi nhà dân. 

Sáng mai quan quân tới sau, không còn cách nào nhận ra được những ai là kẻ bị nhà vua cho lệnh tới bắt.

Từ đó, người ta tin rằng chữ phúc, viết có thể dùng làm bùa hộ mạng cho mọi người.

Truyện thứ hai là truyền thoại từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược.

Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung.

Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này.

Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu.

Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo,
, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo , nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới.

Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.

Một giai thoại khác về chữ PHÚC

Tết đến, chữ Phúc thấy ở khắp nơi; trên quả dưa hấu, trên ổ bánh, hộp mứt, trên bao bì đủ loại quà... và trước cửa nhà người ta dán một chữ Phúc hay một câu "Ngũ phúc lâm môn".

Có mỗi một chữ Phúc thôi... thế mà biểu hiện ra không biết bao nhiêu dạng thức; lại nữa, "thế nhân đa cầu" nên Phúc được cộng thêm nhiều biểu tượng khác để chúc tụng nhau trong những dịp lễ lạt.

1. Chữ Phúc viết theo những lối chân, thảo, triện, lệ đã đành,còn có lối vuông (phương phúc tự), chữ tròn (đoàn phúc tự), rồi lại có nhiều đồ án biểu tượng "Ngũ phúc lâm môn" (Ngũ phúc: Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh) và đến "Bách phúc" (Trăm chữ Phúc) là tối đa, trên đời, ai mà được phúc nhiều 

2. Lại có tục dán hoặc treo chữ Phúc ngược, gọi là "Đảo Phúc", cốt mong cho điều phúc thay đổi không giống như những gì đã sở đắc của năm cũ. Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng:
- Có một ông vua vào đêm cuối năm vi hành để xem xét cảnh dân tình ăn tết ra sao và ông thấy nhà nọ treo cái lồng đèn kéo quân, trên đó có vẽ cảnh tượng chế nhạo ngay chính Hoàng hậu.
Vua giận lắm, bèn với tay treo ngược chữ Phúc trước nhà người ấy, cốt đánh dấu đặng sáng mai sai quân cấm vệ đến bắt để hành tội.
Khi vua trở về cung, vẻ mặt còn giận.
Hoàng hậu thấy bèn gạn hỏi. Vua không giấu được liền kể lại sự việc.
Hoàng hậu là người nhân từ nên sau đó sai đám thái giám ra khỏi hoàng cung, bắt mọi nhà đều treo chữ Phúc ngược lại.
Chính nhờ đó, mà sáng ra, quân cấm vệ không tìm được ai là người chơi đèn kéo quân nhạo báng Hoàng hậu.
Câu chuyện này được coi là khởi đầu của tục treo chữ Phúc ngược.

3. Trong tiếng Hoa, dơi còn được gọi là "Phúc thử", do vậy dơi cũng được dung làm biểu trưng cho phúc.

Điều này khá phổ biến trong các đồ án trang trí kiến trúc cũng như các loại văn hóa phẩm khác (thiệp, bao lì xì, các loại lễ phẩm...). Dơi trong các đồ án
Chúc phúc thường là một con, hai con (song phúc) hoặc năm con (ngũ phúc).đến thế thì có lẽ chẳng còn cầu mong gì nữa!

Phúc Thọ Song Toàn

Phổ biến nhất là các đồ án Chúc phúc và thọ (sống lâu - có phúc mà đoản mệnh thì phúc để làm gì?). Do đó, câu "Phúc thọ song toàn" biểu thị điều mong cầu quan yếu của mỗi con người.
Trong các đồ án này chúng ta thấy có dơi (phúc), hai đồng tiền (song tiền = song tuyền, song toàn) và trái đào tiên (biểu thị cho trường thọ). Cũng có trường hợp khác: dơi (phúc) và chữ Thọ, gọi là Phúc hàm thọ. Nếu đồ án có năm con dơi thì gọi là Ngũ phúc phụng thọ.
Lại có khi, thọ được biểu thị bởi chim hạc - một loài chim sống lâu như rùa. 

4. Cũng có những đồ án cấu tạo gồm dơi và đồng tiền, nhưng lại biểu thị lời cầu chúc khác:
Phúc tại nhãn tiền.
- Đây là một mong cầu nhấn mạnh đến "tốc độ" của sự việc sẽ diễn ra: điều tốt lành hãy nhanh đến ngay... kẻo phải ngóng cổ trông chờ.

5. Chữ Phúc (hay có biểu trưng về phúc) tích hợp với các biểu trưng cát tường và tài lộc khác tạo thành nhiều đồ án,hình vẽ chúc tụng phong phú.
Phúc tích hợp với "Tụ bửu bồn" (bình chứa các vật quý: vàng, bạc, sừng tê, lá ngải băng, san hô đỏ, ngọc châu...) để chúc phúc và chúc giàu có, phát tài. 
Phúc tích hợp với cá (ngư, có âm là yu, đồng âm với dư) để chúc việc làm ăn, buôn bán có của dư của để.
Đồ hình trái lựu (Lựu khai bách tử: trái lựu nẻ ra nhiều hạt - biểu thị con cái đầy đủ, đông đúc, có nghĩa là "có phúc"), trái phật thủ (biểu thị sự phồn vinh), trái đào (sống lâu), cùng hai em bé thổi sáo là biểu thị câu chúc "Phúc thọ thường lạc".
Lại có đồ hình gồm con dơi (phúc), trái đào (thọ), với hai em bé (đồng tử) cầm khánh (nhạc cụ gõ)... biểu ý câu chúc "Phúc thọ cát khánh".
Hòa hợp là một yêu cầu quan trọng trong cuộc sống gia đình cũng như xã hội.
Do đó, khái niệm "hòa hợp", thường được biểu hiện trong nhiều đồ án cũng như tranh tượng bằng hình ảnh hai cô gái: một cầm hoa sen (Hoa sen biểu âm Hòa) và một cầm cái hộp (biểu âm Hợp) . Phúc (dơi) tích hợp với biểu tượng hòa hợp biểu thị lời chúc Ngũ phúc hòa hợp.

6. Lời chúc mừng bao quát nhất là chúc "Tam đa" (đa thọ, đa nam, đa phúc). Lời chúc này, theo truyền thuyết là lời chúc của Phong Thủ
Giả ở đất Hoa chúc tụng... ông vua Nghiêu thần thoại, thường gọi là Hoa phong tam chúc.
Ở đây, trái phật thủ chỉ sự giàu có, đào chỉ sự trường thọ và lựu hàm ý con cháu đông đủ
. Lời chúc Tam đa, về sau bị thay thế bởi lời chúc Phúc Lộc Thọ.
Đến nay thì tranh vẽ, tượng bởi ba ông Phúc - Lộc - Thọ phổ biến hầu như khắp mọi nhà.
Truy cứu về xa xưa, bộ ba Phúc - Lộc - Thọ vốn là ba vì sao chủ quản các việc quan yếu của con người ở thế gian:
Tử Vĩ Đại Để chuyên quản phúc vận của con người, gọi là Phúc tinh; Văn Xương Đế Quân chủ quản việc ban phát cho người ta công danh, lợi lộc gọi là Lộc tinh, và Đan Lăng Chân Nhân (ở Tiên đảo, Nam cực) chuyên quản việc giúp con người sống lâu nên gọi là Thọ tinh.
Như vậy, bộ ba Phúc - Lộc -- Thọ vốn bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thiên tượng thời cổ.
Tranh vẽ bộ ba này là thứ tranh thờ - có tên gọi là "Tam tinh tại hộ", biểu thị điều cầu mong có được nhiều phúc, nhiều lộc, sống lâu (tam đa trong một nhà), dựa trên nề tảng của tín lý "thiên nhân tương ứng", hiểu giản dị là con người sống thiện lương thì trời ban cho những điều tốt lành.
Quan niệm ấy biểu hiện ở bức tranh "Bình an ngũ phúc tự thiên lai" (an lành và phúc báo từ trời đến), cũng như trong tập tục cúng lễ cầu Thiên quan tứ phúc vào ngày Thượng nguyên (rằm tháng Giêng) hàng năm. Nội hàm của quan niệm "có một chữ Phúc trời ban" này đã chỉ ra cái nền tảng đạo lý của các hoạt động mưu cầu hạnh phúc của chúng ta.

Theo Huỳnh Ngọc Trảng


.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét