.
Đây là tranh của các em khiếm thính mà ngày xưa tôi dạy…
Nói đến deaf ở các nước phát triển thì mọi người xem đó là những con người bình thường như bao con người bình thường khác ngoài xã hôi …
Đặc điểm của deaf vietnam là không được xã hội can thiệp sớm như các nước phát triển . Khi vào trường học là 6 tuổi, lúc này các em mới bắt đầu học giao tiếp bằng cái gọi là ngôn ngữ quan hệ của con người với nhau là “chữ viết” . chương trình học văn hóa của các em là 2 năm = 1 lớp . Nhưng trên thực tế khi các em ra trường (tức 18 tuổi) thì trên chứng nhận là học hết cấp 1 , nhưng thực tế về văn hóa các em chỉ có thể đạt đến trình độ lớp 3 (đa số)… Không thể lấy những gì thuộc lỉnh vực văn hóa như mọi người vẩn nghĩ làm kế sinh nhai cho các em được…
Khi ông trời lấy đi của ai cái gì thì cũng cho lại người ấy 1 cái gì đó để bù đắp . Ông đã lấy đi đôi tai của các em, nhưng bù lại là cho các em một đầu óc sáng suốt , 1 đôi mắt hết sức tinh tường… Việc còn lại là có gặp được 1 người thầy biết thương yêu và thông cảm với các em hay không…
Tôi không hổ thẹn với chính mình vì đã tặng cho các em 1 tay nghề khá tốt … Đó là cái an ủi duy nhất còn lại trong tôi … mặc dù ngày nay không như ngày xưa “Một chữ là thầy , nửa chữ cũng là thầy” mà bây giờ “1000 chữ cũng vẩn không là thầy” của mình …
Nhìn lại tranh của các em sao mà buồn quá … Nhưng thôi , dù gì thì cũng đã dạy được cho các em là : vẽ bằng chính khối óc , con mắt và bằng đôi tay của chính các em !!!
.
Em thích nhất bức thứ 8 ( con đường quê , màu xanh lá )
Trả lờiXóaLQB