Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Bernado Cesare - Màu của đá

.

          Trong mỗi viên đá bình thường, xù xì, thô ráp mà ta thường thấy hóa ra lại ẩn chứa một thế giới đầy sắc màu...

          Với các phương pháp đơn giản như cắt nhỏ đá cùng một số loại vật liệu khác; cùng sự trợ giúp của kính hiển vi trang bị dụng cụ lọc ánh sáng đặc biệt, giáo sư Bernado Cesare thuộc trường Đại học Padova, Ý đã phát hiện ra những tuyệt tác nghệ thuật chỉ từ đá thiên nhiên đơn thuần.
 
          Những bức hình này chụp cận cảnh vào các phần rất nhỏ trên viên đá với kích cỡ chỉ khoảng vài mm. Hiện tượng ánh sáng trắng bị phân cực và sự khác biệt trong tốc độ truyền ánh sáng đã tạo nên nhiều mảng màu đầy ấn tượng thay vì những màu đơn sắc đơn điệu của chúng ngày thường. Cùng với đó, dựa trên loạt ảnh này, các nhà địa chất học còn xác định được chính xác sự hình thành cũng như thành phần cấu tạo của đá cùng sự biến đổi theo thời gian của nó.

Đá lửa ngọc hồng lựu tìm thấy tại Alpe Arami, Thụy Điển.
Đá thạch anh Madagascar thật đặc biệt với hình dạng màu sắc tạo nên trông như những bông hoa đa sắc vậy.
Nhìn gần loại đá thạch anh này mới thấy trông chúng giống như một bông hướng dương đủ màu.
Một góc nhìn khác từ loại đá thạch anh với những mảng màu tinh tế.
Vẻ kì ảo hiếm có của loại đá diệp thạch có tên là Schist.
Thành phần than chì trong loại đá Granulit tạo thành những đường vạch đen sắc nét ngăn cách những khối màu trông giống một bức tranh trừu tượng ấn tượng.
Bức tranh "sóng nước đôi bờ" từ đá Charoite tìm thấy ở vùng Yakutia, Nga.
Tinh thể trong một mẫu dung nham lấy từ vùng Lipari, Ý.
Các mảng màu phối táo bạo từ tinh thể trong loại đá lửa Gabro.
Bức tranh theo trường phái sắp đặt từ đá Granulite tại tỉnh Manitoba, Canada.
Những mảng vân trầm của loại đá Filit ở phía Đông dãy Alps, Ý.
Vẻ đẹp nổi bật của một mẫu xỉ (chất thải sau khi đun chảy quặng thành kim loại).
Chất dẻo plastic dưới thấu kính tạo thành những đường dải màu đa sắc hài hòa và ấn tượng.
.

1 nhận xét:

  1. "Dụng cụ lọc ánh sáng đặc biệt, ánh sáng trắng bị phân cực và sự khác biệt trong tốc độ truyền ánh sáng" --> Sao mà hay thía nhỉ...

    Trả lờiXóa