.
Tâm lý của người khiếm thính Việt Nam.
Phương pháp hòa nhập cuộc sống !!!???
Xin có vài hàng tâm sự với những ai có lòng với các em khuyết tật khiếm thính của Việt Nam…
Nhiều Ban ngành đoàn thể , nhiều câu lạc bộ khuyết tật của các cộng đồng người khuyết tật ở Tp HCM , ở các tỉnh thành trong nước đã và đang hoạt động “thật tốt” vì “cộng đồng của mình”… Mấy ai là thật sự hiểu được “các em cần gì”…
Sinh ra một người con tàn tật, khuyết tật nói chung và khiếm thính nói riêng … Một điều mà không ai mong muốn trong cuộc sống này. Đó là một bất hạnh, một “của nợ” trời ban ? Cuộc sống của các em sẻ ra sao… Với hoàn cảnh hiện tại ở nước ta, điều này là một điều hoàn toàn không có thể trả lời được cho hầu hết các bật cha mẹ có con em là người khiếm thính.
Cách đây hơn 20 năm, khi bước chân vào con đường dạy vẽ cho các em khiếm thính… Trường nghèo, tất cả các em trong trường 99% là con nhà lao động, nhà nghèo, lao động từng bửa để kiếm ăn. Điều mà tôi nhận ra là với các phụ huynh thì các em (con cái của chính mình) – Là : “của nợ” trời ban ! Gọi là “của nợ trời ban” vì ai mà mong muốn có một đứa con như thế kia chứ, và với cách học 1 năm 2 lớp thì quả là “tương lai mờ mịt”. Thực tế lại chứng minh có rất nhiều em khi đến tuổi trưởng thành (18) thì tuy đã học hết lớp 5… Nhưng thực sự thì hiểu biết về văn hóa của các em chỉ đạt chừng mực là lớp 3. Tương lai gì đây kia chứ !!! Từ đó các em với tình trạng được xem là “của nợ”, không ai trong gia đình và trong xã hội ngó ngàng gì đến đã hình thành một tâm lý là “bất cần đời” , các em tỏ ra bướng bỉnh, nóng nảy và sẳn sàng liều mạng vì vất cứ một cái gì, dù cái điều đó đó có thể chỉ là bé bằng hạt tiêu…
Với các em con nhà khá giả, Với tâm lý của các bật cha mẹ là muốn bù đắp 1 cái gì đó mất mát của con cái, nên với tấm lòng thương con các bật phụ huynh đã giúp con của mình “ muốn gì được đó”… đẻ gọi là bù đắp cho thiếu sót mà ông trời đã “ban tặng” cho đứa con bất hạnh của gia đình mình. Với tình trạng như thế, phụ huynh sẳn sàng cho con mình học ở bất cứ trường nào tốt nhất, thầy cô giỏi nhất. Cộng với cái thói “muốn gì được nấy”, các em đâu có dể dàng mà cố công rèn luyện để “giỏi càng thêm giỏi”… Các phụ huynh lại chạy điểm, chạỵ bằng cấp cho con của mình chỉ nhằm tạo một vị trí vửng chắc cho con cái của mình sau này một cách “hợp pháp”… Từ đó tâm lý các em (đa số) là : Cảm thấy mình to lớn , vĩ đại, muốn gì phải được đó, ỷ lại và huênh hoang tự đắc… Trong khi thực sự, hiểu biết kinh nghiệm của mình chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”…
Dù nghèo hay giàu, các em khuyết tật , các em khiếm thính luôn nóng nảy… “sẳn sàng nổi nóng” với bất cứ cái gì “chướng tai gay mắt”. Cái nóng nảy này của các em bộc lộ khá mạnh mẻ với những người mà các em “không phục” cho dù là già trẻ lớn bé… Cái nóng của các em khiếm thính nếu so mức độ với một trẻ em bình thường khác là gấp từ 3 đến 10 lần ! Như chúng ta đã biết, ngày xưa “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”… Nhưng ngày nay, chỉ với trẻ em bình thường thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” đã không còn đúng vì cái nhu cầu “công bằng” của xã hội ngày nay nhan nhản khắp nơi. Các em đòi hỏi cha mẹ mình phải “công bằng” với mình ở mọi thứ, và như thế là “tôn trọng nhân cách“ của chính con cái của mình ! Trẻ em khuyết tật cũng vậy, nhưng cộng với cái “tự ti khuyết tật” của mình, cái nhu cầu “công bằng” trong các em sẻ cao hơn bất cứ một trẻ em bình thường nào khác. Các em đòi hỏi phải được đối xử một cách công bằng như tất cả những gì đã được học…
Một tâm lý vô cùng sai trái mà sau này tôi mới thấy được sau quá trình nhiều năm dạy học, tìm hiểu các em khiếm thính của mình qua một số câu lạc bộ của các em khuyết tật là : Không cần phải nổ lực học hành làm chi cho giỏi, vì cha mẹ đã phân công anh chị , chú bác cô dì gì đó trong dòng họ nuôi sống các em các con (đứa em, đứa con “bất hạnh” của gia đình) !!!
Các hội , các câu lạc bộ khuyết tật hiện nay hoạt động trong xã hội… Mấy người Trưởng, Phó, Ủy viên của các Câu lạc bộ, của các Ban đoàn hội thể… Là thấy được con đường nào giúp cho các em , giúp cho cộng đồng của các em hòa nhập vào cuộc sống, để nâng cao giá trị bản thân mình giống như một người bình thường khác ngoài xã hội…
Ngày nay, cái thời buổi chỉ nói đến cái gọi là “chất luượng”. “hiệu quả”… đâu còn như ngày xưa là “làm cho có phong trào” và đa số , tiêu chí giúp các em hòa nhập vào cuộc sống mà các Hội thể , các CLB đã và đang làm là “dạy các em múa dấu” , “dạy mọi người xung quanh của các em múa dấu” , “dạy cha mẹ, ông bà , gia đình các em “múa dấu”… Theo tôi, cái việc làm đó , cái tiêu chí đó là sai hoàn toàn ! Sai ở chổ là làm như thế là “giúp mọi người” trong xã hội hòa nhập với các em , với cộng đồng khuyết tật của các em chứ không phải là giúp các em hòa nhập với cuộc sống xã hội. Đồng ý là “múa dấu” là một ngôn ngữ giao tiếp thay cho ngôn ngữ giao tiếp của bất cứ một con người bình thường nào ngoài xã hội, là “tiếng nói” của cộng đồng các em bị khiếm khuyết tiếng nói. “Múa dầu” cần thiết giúp các em khiếm thính giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng, nhưng đó không thể là một “cái nghề” giúp bản thân các em khẳng định được giá trị của chính bản thân của mình.
Mong những ai có lòng yêu thương các em, mong muốn cho các em có cơ hội hòa nhập được vào xã hội. Giúp xã hội giải quyết được một vấn để mà xưa nay gọi là nan giải này. Hãy suy nghĩ và hãy thò bàn tay yêu thương, nhân ái, vô vụ lợi, vô danh lợi của chính mình vào giúp cộng đồng của các em của xã hội một cơ hội hòa nhập cuộc sống bằng một cái gì đó thật sự có chất luợng (chứ không phải là có phong trào). Hãy giúp mọi người đến với các em bằng chính chất lượng việc làm của các em, chứ không phải là đến với các em vì cái gọi là “tình thương”…
Saigon 02/2012
Nguyễn Như Khôi
.
Ngày xưa, lúc chưa "mất dạy" tôi đã nghe từ 1 trung tâm và 1 cái hội khuyết tật câu nói với mình : " Không có mợ thì chợ vẩn đóng" !!!
Trả lờiXóaOK !!!
Chúc phong trào của các pác thành công để có nhiếu người giúp đở cho các em !!!
:(( ủa quên : ))))))))))))
Trả lời cho 1 bạn gì đó...
Trả lờiXóaNgày xưa, Tôi ngu lắm, chỉ biết cho các em cái cần câu chứ không cho con cá như mọi người vẩn, đã và đang làm... Vậy mà có người còn bẻ cá cái cần câu để mà "ăn" !!!
Buồn hay vui í nhễ... Chẳng có ý nghĩa gì cả !