.
Đức mẹ Măng Đen Thánh tích đượm màu huyền thoại
Ở thị trấn Măng Đen - huyện Kom Plong - tỉnh Kon Tum
(Nơi được xem là Đà Lạt 2 với bạt ngàn thông và sương mù)
Đã có từ bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng lúc phát triển mở rộng thị trấn Măng Đen của huyện Kom Plong, người ta đã tái phát hiện TƯỢNG ĐỨC MẸ và những câu chuyện huyền thoại linh thiêng cứ nối dài vô tận.
Dòng người từ khắp nơi tìm về chiêm bái và nguyện cầu ngày càng đông hơn. Khách hành hương là người Kitô trong và ngoài nước, người tôn giáo khác,... với nhiều chủng tộc và màu da. Họ đã đến đã nguyện cầu và quay trở lại tạ ơn, vì đã được toại nguyện, dưới chân ĐỨC MẸ chất đầy Hoa tươi và Bia ghi công đức
Theo tư liệu của Tòa Giám Mục, một tượng đài thô sơ, vững chắc, không mái che, đã được xây dựng trên một triền núi tại Măng Đen vào mùa Vọng năm 1971. Đứng trên tượng đài là một pho tượng Đức Mẹ Fatima có tràng hạt giăng trên hai bàn tay. Vào dịp lễ Thánh Gia Thất sau Noel năm ấy Đức Cha Phaolô Seitz Kim, Giám Mục Kontum, đã tới cử hành thánh lễ tại đây.
Năm 1974, chiến sự đã biến vùng đồi núi này thành chốn hoang tàn. Pho tượng vẫn đứng cô đơn trên tượng đài nhưng không còn nguyên vẹn.
Mãi đến ngày 28-12-2006 phái đoàn do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh dẫn đầu đã đến kính viếng Đức Mẹ Măng Đen lần đầu tiên.
Ngày 09-12-2007, Đức Giám Mục Giáo Phận cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân (cả giáo lẫn lương, cả Kinh lẫn Thuợng) đã dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Huấn từ ngắn gọn của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, có thể coi như sự xác định mục đích và ý nghĩa của trung tâm hành hương mà ngài muốn lập tại đây: “Hãy cầu nguyện với Mẹ, nhất là xin Mẹ được ơn sai đi đến với mọi người chung quanh mình, nhất là anh chị em dân tộc bằng đời sống yêu thương phục vụ như Thư Chung (2006) của HĐGMVN mời gọi”. Đó là định hướng thừa sai, truyền giáo, đem ơn lành và tinh thần của Đức Mẹ Măng Đen đến cho mọi người chung quanh mình, ưu tiên cho anh chị em dân tộc, và mở rộng tầm nhìn tới những ai bị gạt ra bên lề, như những người khuyết tật, những bệnh nhân phung cùi, bệnh nhân Aids-Siđa và biết bao người bất hạnh khác.
(Nơi được xem là Đà Lạt 2 với bạt ngàn thông và sương mù)
Đã có từ bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng lúc phát triển mở rộng thị trấn Măng Đen của huyện Kom Plong, người ta đã tái phát hiện TƯỢNG ĐỨC MẸ và những câu chuyện huyền thoại linh thiêng cứ nối dài vô tận.
Dòng người từ khắp nơi tìm về chiêm bái và nguyện cầu ngày càng đông hơn. Khách hành hương là người Kitô trong và ngoài nước, người tôn giáo khác,... với nhiều chủng tộc và màu da. Họ đã đến đã nguyện cầu và quay trở lại tạ ơn, vì đã được toại nguyện, dưới chân ĐỨC MẸ chất đầy Hoa tươi và Bia ghi công đức
Theo tư liệu của Tòa Giám Mục, một tượng đài thô sơ, vững chắc, không mái che, đã được xây dựng trên một triền núi tại Măng Đen vào mùa Vọng năm 1971. Đứng trên tượng đài là một pho tượng Đức Mẹ Fatima có tràng hạt giăng trên hai bàn tay. Vào dịp lễ Thánh Gia Thất sau Noel năm ấy Đức Cha Phaolô Seitz Kim, Giám Mục Kontum, đã tới cử hành thánh lễ tại đây.
Năm 1974, chiến sự đã biến vùng đồi núi này thành chốn hoang tàn. Pho tượng vẫn đứng cô đơn trên tượng đài nhưng không còn nguyên vẹn.
Mãi đến ngày 28-12-2006 phái đoàn do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh dẫn đầu đã đến kính viếng Đức Mẹ Măng Đen lần đầu tiên.
Ngày 09-12-2007, Đức Giám Mục Giáo Phận cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân (cả giáo lẫn lương, cả Kinh lẫn Thuợng) đã dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Huấn từ ngắn gọn của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, có thể coi như sự xác định mục đích và ý nghĩa của trung tâm hành hương mà ngài muốn lập tại đây: “Hãy cầu nguyện với Mẹ, nhất là xin Mẹ được ơn sai đi đến với mọi người chung quanh mình, nhất là anh chị em dân tộc bằng đời sống yêu thương phục vụ như Thư Chung (2006) của HĐGMVN mời gọi”. Đó là định hướng thừa sai, truyền giáo, đem ơn lành và tinh thần của Đức Mẹ Măng Đen đến cho mọi người chung quanh mình, ưu tiên cho anh chị em dân tộc, và mở rộng tầm nhìn tới những ai bị gạt ra bên lề, như những người khuyết tật, những bệnh nhân phung cùi, bệnh nhân Aids-Siđa và biết bao người bất hạnh khác.
Sự xấu xí của pho tượng cụt tay là yếu tố độc đáo, độc nhất vô nhị, biểu lộ sức thiêng phi thường của pho tượng Đức Mẹ Măng Đen, mà người ta không tìm thấy ở bất cứ trung tâm Thánh Mẫu nào khác.
Hai bàn tay của Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập Giá, theo logic nhân loại, là đã mất hết khả năng hành động, thì theo cách hiểu sâu sắc của thánh Gioan, đó lại là lúc Người chứng tỏ mình là “Đấng Hằng Hữu” hợp nhất với Chúa Cha Hằng Hữu (x. Ga 8,28) và có khả năng “lôi kéo mọi người lên với mình” (Ga 12,32).
Tượng Đức Mẹ Măng Đen Cụt Tay có thể được xem như một minh họa đặc biệt của Đức Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân Thánh Giá. Điều gây ngỡ ngàng là hai bàn tay cụt mà rất “thiêng”. Điều này được minh chứng bởi số lượng ngày càng tăng các tấm bia tạ ơn và các đoàn hành hương đến từ nhiều miền của đất nước để cầu nguyện với Mẹ.
Vì thế, tượng Đức Mẹ Cụt Tay thể hiện quyền lực cụ thể và đầy ấn tượng về sự thông dự của Đức Maria, người Nữ Tỳ Khiêm Hạ và Đau Khổ của Thiên Chúa, vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Kitô.
Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay biểu lộ cách thiết thực và hữu hiệu sự đồng cảm sâu sắc của Đức Maria với những người đang mang trên thân xác và trong tâm hồn mình dấu vết của Chúa Cứu Thế nơi Thập Giá…
Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay gửi đi một sứ điệp thống thiết mời gọi mọi khách hành hương hãy cùng với Đức Maria hiệp thông và chia sẻ: chia sẻ tình người và tình Chúa, thực hiện công cuộc Phúc Âm hóa, loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, khởi đi từ đồi núi Măng Đen xa xôi, hẻo lánh, và từ cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên bao la…
KINH CẦU MẸ MĂNG ĐEN
Con vừa ở dưới xuôi lên
Rét run chờ nhóm lửa đêm ngủ rừng
Nghẹn ngào đôi mắt rưng rưng
Lệ vui hay giọt lệ mừng lệ thương
Vào ngày bông bắp đưa hương
Gió thơm yhơm mấy nẻo đường về thôn
Đầu mùa cơm mới măng non
Thoáng hơi nương rẩy vẩn còn nguyên sinh
Con thầm làm dấu , thưa kinh
Chắp tay xin rủ thương tình Mẹ ơi
Lúa ngô vào vụ xanh tươi
Ngọt ngào là của đất trời cho không
Mẹ về ngự giửa mênh mông
Âm vang rừng núi tiếng cồng tiếng chiêng
Lạy ơn Đức mẹ Măng Đen
Mẹ là mẹ của Tây nguyên đại ngàn
Phận người còn lắm gian nan
Mẹ thương cứu giúp bảo ban độ trì
Một mai trăm bến chia ly
Trong mơ lúc những dả quỳ còn tươi
Lòng tin miệng mới mở lời
Một câu hạnh nguyện một đời sắc son
Mẹ về hóa đá trên non
Là đi gieo hạt cho con xanh chồi
Gùi con lên dốc trăng soi
Mẹ ơi phố núi quê trời là đây
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét