Để giúp học sinh đào sâu suy nghĩ, cô
giáo dạy tiết văn về tác phẩm Tắt Đèn quyết định hỏi thêm một câu nữa:
– Các em hãy cho biết chi tiết tối
đen ở cuối truyện thể hiện bi kịch gì của chị Dậu ?
Học sinh giơ tay đếm không xuể:
– Thưa cô, theo em bi kịch đây là vấn
đề môi trường!
Cô giáo trợn mắt:
– Môi trường? Em giải thích coi!
– Chị Dậu muốn hưởng ứng Giờ trái
đất, nhưng đèn đuốc đã tắt hết rồi nên không biết tắt thêm thứ gì nữa!
Lớp phó học tập đứng lên phản đối:
– Bạn nói thế mà nghe được à! Thời
chị Dậu chưa có điện, tắt đèn đây là đèn... dầu, bi kịch của chị Dậu là xăng
dầu liên tục lên giá nên không có tiền thắp sáng!
Hoảng hồn vì thấy cả lớp vỗ tay tán
thưởng lớp phó, cô giáo lập tức chấn chỉnh:
– Không phải thế! Bi kịch của chị Dậu
mang ý nghĩa lớn lao hơn nhiều chứ đâu chỉ là chuyện tăng giá nhiên liệu. Nào,
suy nghĩ đi!
Chán nản vì thấy cả lớp bó tay trước
một câu hỏi quá dễ, lớp trưởng đành xung phong:
– Thưa cô! Muốn làm rõ cái bi kịch ấy
phải nhắc lại đoạn cuối: để có tiền nộp thuế thu nhập cá nhân cho chồng, chị
Dậu lên tỉnh đi làm ôsin. Chủ của chị là một quan chức già, lợi dụng đêm tối đã
mò vào buồng chị… Nguyên do bi kịch của đời chị nằm ở chính cái bóng tối ấy!
Cô giáo khéo léo gợi ý:
– Em nói chưa chuẩn lắm nhưng cũng
tàm tạm. Thế thì đoạn kết của tác phẩm là bản án thích đáng để tố cáo ai?
– Không tố được vì thiếu chứng cớ cô
ơi!
Cô giáo chưng hửng:
– Em nói thế là sao?
– Vì vợ chồng chị Dậu đã thủ sẵn
camera, nhưng tối quá không quay được clip sex thì lấy gì tố cáo?
…
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét