Trời wơ, nhận
được một cú điện thoại hỏi cách vào blog xem tranh của mình… Chẳng biết bên kia
là ai, nhưng bên đầu dây gọi bên kia sau khi nói và nghe trả lời xong thì bỏ điện
thoại xuống mà quên tắt cuộc gọi…
“cái này cứng
quá…”, “ cái này sao không có background” , “nếu cậu này vẽ background cái
tranh này màu đỏ thì OK…”, “nếu cái này nhẹ nhàng, mềm mại hơn thì Ok…”, “cậu này
vẽ cứng quá…” … “cái tranh này mảng, nét
lăng nhăng quá…”
Nghe mà cái
miệng của “nó” bổng muốn nói bậy nói bạ vài ba bốn câu bằng tiếng Campuchia quá.
Lại chợt nghĩ “khách hàng là thượng đế”,
thượng đế muốn cái gì thì mình phải chìu theo cái đó cũng là một cái lý bình thường…
Nên : ???
hay !!!
Đứa con mà mình
tạo ra đã là như thế rồi, và khi “người ta” bằng với cái gọi là kiến thức “sâu
rộng” của bản thân mình, bằng cái gọi là “kinh nghiệm” của mình, bằng cái vốn “sống
lâu lên lảo làng” hay “những kinh nghiệm”
kia đã trở thành cái gọi là “trung tâm của vũ trụ” của chính họ… Tất cả những
thứ nó được đem ra để phê phán tất cả mọi thứ xung quanh…. Đúng hay sai ? Nghe
xong chẳng biết nên cười hay muốn khóc ?
Nó đâu có vẽ
bừa, nó vẽ bằng tất cả những gì nó ôm ấp, nó vẽ bằng tất cả vốn sống của nó. Nó
cũng thừa biết là con đường nó chọn để đi không phải là con đường trải nhựa bằng
phẳng êm ả mà ai cũng thích nhìn và thích đi trên đó. Xưa nay nó vẽ cũng nhiều
mà có bán được đâu kia chứ, bây giờ cũng vậy… Nghe xong mà trong lòng nửa buồn
mà nửa lại dửng dưng... dửng dưng vì nó đã quen với cái cuộc sống chẳng quen với
cái gọi là đồng tiền rồi kia mà. Nửa quen với tất cả những lời chê bai nhiều
khi đến mức gọi là “thậm tệ phía dưới” rồi kia mà…
Với một tác
phẩm nghệ thuật cho dù đó là thơ , kịch, nhạc, họa… Cho dù là pop , opera hay là ca khúc. Cho dù là lục bát, đường luật hay tự
do. Cho dù là ca khúc có lời, giao hưởng hay nhạc không lời. Cho dù đó là tấu hài rẻ tiền hay là chính kịch... Xem xong, nghe xong thì con người ai cũng có
cái quyền riêng tư là “thích” hay “không thích”. Nghe người ta “chê” có nghĩa là
người ta đã không thích rồi còn gì… Ừ ! cái quyền của người ta kia mà… Nhưng
nghe người ta lấy tất cả những cái gọi là “kiến thức”, "vốn sống" của mình để đánh giá mọi
thứ, đúng hay sai thì khoan hãy nói… nhưng sao nghe xong mà buồn quá !
Chào thua !
.
Hieu duoc 1 tac pham nghe thuat la mot chuyen không de dau ban oi. Dung nan chi
Trả lờiXóathông thường người có tiền: 10 người thì hết 9.5 là vậy
Trả lờiXóaMóa nó ui... Cái này nghe xong còn té ngửa luôn :
Trả lờiXóa"Background trắng" = xui!!! (vì màu trắng tượng trưng cho sự tang tóc)
Con pà nó, vậy khi quảng cáo sữa mẹ luôn dùng màu trắng vì màu trắng tượng trưng cho sự thanh cao. Áo cưới màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết. Trong thiền và trong vật lý màu trắng là màu sinh ra 7 màu sắc cầu vồng, tượng trưng cho sự thanh thoát cao cả và là chủ của muôn sắc màu... Là cái quái gì !!! Trong thuyết âm dương ngủ hành màu trắng tượng trưng cho ánh sáng, là dương khí, là sự mạnh mẻ nhất, là thành công...
Con pà nó, người ta đâu có thấy tấm tranh màu trắng hay màu sáng làm không gian căn phòng có cảm giác rộng hơn 1 tấm tranh màu đen và màu tối...
Ngu cũng là ngu, dị đoan cũng là dị đoan... Tất cả là do lòng mình mà ra... Pó tay !!!
Rút ra được 3 loại người dẫn đến tình huống này:
Trả lờiXóa(1) Không biết thì không... có tội. Kiến thức, vốn sống bị hạn chế nên họ chỉ biết nghệ thuật là A, mà không biết đến B, C; màu trắng là xui vì họ chỉ biết đến đám tang. Chắc cái này thường rơi vào dân ở vùng ít có điều kiện tiếp xúc thông tin đa chiều.
(2) Loại người biết nhiều nhưng chỉ dừng ở mức "biết", chưa sâu đến mức "hiểu", "vận dụng" chứ chưa nói đến "phản biện lý luận" hay "sáng tạo". Lý do vì họ bị hạn chế bởi tầm nhìn và không vượt qua được định kiến cá nhân.
(3) Loại người biết nhiều, hiểu nhiều nhưng họ vô tình hay chủ ý bị buộc phải tuân theo lệ nào đó vì kinh nghiệm đã trải qua(ví dụ do văn hóa vùng miền, tử vi, phong thủy, thành công - thất bại trong kinh doanh???), cho tới khi họ thay đổi môi trường sống hoặc môi trường quanh họ thay đổi.
Mỗi loại gây cho mình phản ứng, cảm xúc khác nhau. Nhưng loại (2), ta thường bó tay!!!