Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Tâm lý của trẻ khiếm thính – Trách nhiệm thuộc về ai

.

            Bài này viết ra vì nhìn thấy nhiếu bật cha mẹ có con là trẻ khiếm thính và gần như là bất lực với việc dạy bảo con mình... Bài này là tổng kết những gì mà tôi thấy được sau hơn 20 năm dạy vẽ cho trẻ khiếm thính. Ai quan tâm đến con em của mình và quan tâm đến cộng đồng khiếm thính thì hãy xem và suy nghĩ…

           Nói đến trẻ khiếm thính thì cha mẹ nào cũng nói “con tôi rất cá tính”… Cái từ “cá tính” được nói ra nhằm chỉ các phản ứng mạnh mẻ của các em với mọi tình huống quanh mình. Các em dể nổi nóng với bất cứ cái gì mà mình không thích, các em dể cáu gắt với những lời la mắng. Cái mà mọi người gọi là “cá tính” này là cường độ phản ứng của các em , cái cường độ của những cơn nóng giận ở các em gấp từ ba đến mười lần một đứa trẻ bình thường khác ngoài xã hội. Tất cả là vì các em luôn mặc cảm mình là người khiếm khuyết, do đó với cái tự kỷ ám thị này luôn ảnh hưởng đến các hành động của các em. Cái “cá tính” này nhằm chỉ đòi hỏi một cái gọi là “công bằng”. Thử nghĩ, trẻ em bình thường ngày nay thì cái nhu cầu “công bằng” đã ngày càng lớn dần lên trong xã hội của chúng ta. Ngày xưa “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” nhưng ngày nay không như vậy, các em muốn được giải thích rỏ ràng mọi thứ trong tất cả các việc mà người lớn giao cho mình hay nói cách khác là “bắt các em làm theo” . Bây giờ là như vậy chứ không thể bắt buộc như ngày xưa mà không cần giải thích rỏ ràng. Trẻ khiếm thính cũng thế và do nói không được nên cái nhu cầu “công bằng” trong các em nó sẻ to hơn một trẻ bình thường khác gấp nhiều lần…

          Với trẻ khiếm thính gia đình thuộc tấng lớp nghèo thì các em chính là “một của nợ trời ban”, cha mẹ lo kiếm ăn còn không xuể thì nói gì tới việc dạy bảo. Lúc đi dạy tôi đã thấy nhiều em sau khi tan trường thì chỉ biết ra tiệm net chơi game vì về tới nhà có ai ngó ngàng gì đến, và tiệm net là nơi giải trí ít tốn tiền nhất. Tôi đã thấy có em sau giờ tan trường thì ôm xấp vé số mà đi bán khắp nơi cho đến khi đến giờ có chuyến xe buýt cuối cùng chạy ngang nhà thì mới lên xe về nhà… Các em này chẳng ai ngó ngàng gì đến, chẳng ai lo lắng và giúp đở các em, và từ đó các em càng trở nên khó bảo, muốn làm gì thì làm. Tôi cũng đã thấy nhiều bé gái khiếm thính đã bỏ nhà đi bụi cùng nhóm “đồng hoàn cảnh” như mình, quan hệ tình dục với tất cả bạn bè của mình và “làm bất cứ cái gì” để có tiền… Các em sống với thế giới riêng của mình vì cái thế giới bình thường của xã hội có ai là hiểu, thông cảm và dạy bảo các em đâu. 9/10 trong số các em thuộc giai cấp này đã trở thành “của nợ” của gia đình và của xã hội – Trách nhiệm này thuộc về ai ?

          Với trẻ khiếm thính gia đình thuộc tầng lớp khá giả và thượng lưu, do việc muốn bù đắp cho đứa con bất hạnh của mình, các bật làm cha làm mẹ luôn cho con tất cả mọi thứ, quần áo đẹp, tiền, điện thoại xịn, computer, máy in và cả laptop xịn bây giờ thì cả iPaid, iphone. Trường học thì bằng mọi giá phải cho con vào trường “danh giá” . Có cha mẹ còn cho con mình vào đại học này đại học nọ và sau lưng con thì đến nhà từng thầy giáo cô giáo để tặng quà cáp nhằm “chạy điểm” cho từng học phần của con mình để mong “hợp thức hóa” cái bằng cấp để tạo một nền tảng gì đó cho con mình sau này… Các việc làm này đã tạo nên 1 đứa trẻ hoàn toàn ích kỷ chỉ biết tới cái mà mình muốn, chẳng cần biết đến ai ở xung quanh mình. Chẳng có một suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình với gia đình và với những người xung quanh. Muốn là phải được ! Tương lai thì với cái khả năng “ảo” mà cha mẹ đã bỏ tiền tạo ra cho các em chứ không bằng cái khả năng thật sự của chính các em nếu so với 1 trẻ bình thường ngoài xã hội thì các em cũng chẳng bằng ai… Ai là người thấy và chấp nhận một con người như thế trong xã hội của chúng ta. Ai là người chịu trách nhiệm ?

          Cho dù là nghèo hay giàu, cái tâm lý quan trọng hoàn toàn sai của 98/100 trẻ khiếm thính là: “Không cần nổ lực vươn lên trong cuộc sống làm chi cho mệt, vì cha mẹ (ông bà) đã phân công 1 hoặc vài người trong dòng họ trong gia đình... Nuôi mình suốt cuộc đời!”. Đây là một việc nên buồn hay vui, sai hay đúng và trách nhiệm thuộc về ai?

          Nói đền người khiếm thính, xu hướng của các nước phát triển ngày nay là tạo điều kiện cho các em hòa nhập với xã hội bằng khả năng thật sự của mình và người ta đã làm được điều đó vì chính những người khiếm thính trong 1 số nước phát triển đó đã thành đạt với học vị bác sỉ, thạc sỉ, tiến sỉ... Vậy mà với cái xã hội của chúng ta ngày nay, các cơ quan có chức năng chăm sóc, phát triển các cộng đồng khuyết tật nói chung và khiếm thính nói riêng chỉ biết hoạt động chủ yếu là tạo ra các lớp học “múa dấu” để mọi người xung quanh có thể hòa nhập với cuộc sống của các em chứ không phải là các em hòa nhập với cuộc sống này bằng thực tài của chính mình. Trách nhiệm này thuộc về ai?

          Việc dạy bảo các em đâu chỉ là việc riêng của nhà nước mà chính gia đình mới là quan trọng nhất... Ngày xưa tôi đã dạy 1 em khiếm thính thuộc tầng lớp gia đình lao động, gia đình đã dạy em : giặt quần áo cho chính em nó và nếu mẹ bệnh thì phải giặt quần ào cho cả gia đình, nấu cơm, làm thức ăn, phụ cha mẹ bất cứ việc gì từ nhỏ như đóng cây đinh lên tường đến việc thay bóng đèn, sửa ống nước v.v... trong nhà... thậm chí là mua và bán (vì gia đình buôn bán)... Bố em đã nói với tôi: “cũng xót lắm chứ, nhưng không làm vậy thì nếu sau này mình chết đi thì ai là người thay mình làm tất cả những việc đó cho các em... “ . Hãy suy nghĩ...

          Đầu tiên phải có trách nhiệm cho cuộc sống và tính cách các em sau này chính là GIA ĐÌNH ! Hãy dành trách nhiệm, thời gian cho con em mình nhiều hơn nhằm giúp các em thật sự có bản lỉnh trong mọi công việc. Đó mới là giúp các em và thực sự yêu thương các em !
          Vài hàng tâm sự là vậy...

           Saigon 07/2012
          Anh Ca



.

9 nhận xét:

  1. Bài viết hay !

    nhanducle

    Trả lờiXóa
  2. Khong phai chi co cac bat cha me co con khiem thinh la phai suy nghi. Cam on ban
    BV

    Trả lờiXóa
  3. Nghèo thì chịu chết vì biết thì cũng không làm sao khác được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là 1 thử thách của ông trời. Được hay không là do chính mình mà...

      Xóa
    2. Không dể!

      Xóa
  4. Hãy để cuộc đới đá đít tụi nó thì tụi nó ắc biết đá vàng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì bạn không có người thân là thế, nên nói ra 1 câu vô ý thức như vậy !

      Xóa
  5. Đúng là lo cho trẻ em bình thường đã khó, mà trẻ em khuyết tật càng khó hơn vì đòi hỏi (1) Kỹ năng của người lớn (thâm nhập vào thế giới các em trước - như học ngôn ngữ của các em - rồi dần dần đưa các em hòa nhập vào thế giới bên ngoài), (2) Hiểu tâm sinh lý, (3) Lo đầu vào và đầu ra để các em là người độc lập...

    Trả lờiXóa
  6. Van de kho muon thuo.... Loay hoay.... Khong chi doi voi tre khuyet tat. NHAN THUC / Y THUC la dieu kien tien quyet doi voi ca nguoi lon va tre em.

    Trả lờiXóa