.
Điều làm nên thành
công lớn cho những chiếc điện thoại ngày nay đó là màn hình cảm ứng. Tuy nhiên,
đằng sau những chiếc màn hình ấy còn có những câu chuyện, thông tin mà ít người
biết đến.
1971:
khai sinh màn hình cảm ứng
Người cắm cột mốc đầu tiên cho sự phát triển của màn hình cảm ứng là tiến sĩ Samuel Hurst. Năm 1971, khi đang là giảng viên tại trường University of Kentucky Research Foundation (Mỹ), để tiết kiệm thời gian trong việc nhập dữ liệu sinh viên khi phải duyệt qua rất nhiều tài liệu tốt nghiệp, ông đã thiết kế kế ra một thiết bị cảm ứng gọi là Elograph (được ghép từ hai chữ electronic graphics). Sau đó, với phát minh này, công ty Elographics mà ngày nay là Elo TouchSystems đã ra đời. Tuy Elograph không giống như các hệ thống cảm biến ngày nay, nhưng nó là bước đi lớn trong việc phát triển màn hình cảm ứng hiện đại.
Người cắm cột mốc đầu tiên cho sự phát triển của màn hình cảm ứng là tiến sĩ Samuel Hurst. Năm 1971, khi đang là giảng viên tại trường University of Kentucky Research Foundation (Mỹ), để tiết kiệm thời gian trong việc nhập dữ liệu sinh viên khi phải duyệt qua rất nhiều tài liệu tốt nghiệp, ông đã thiết kế kế ra một thiết bị cảm ứng gọi là Elograph (được ghép từ hai chữ electronic graphics). Sau đó, với phát minh này, công ty Elographics mà ngày nay là Elo TouchSystems đã ra đời. Tuy Elograph không giống như các hệ thống cảm biến ngày nay, nhưng nó là bước đi lớn trong việc phát triển màn hình cảm ứng hiện đại.
Tiến sĩ George Samuel Hurst, cha đẻ của công nghệ cảm ứng.
|
Năm 1974,
tiến sĩ Hurst
sáng chế ra màn hình cảm ứng trong suốt đầu tiên. Tiếp nối những thành công đó,
đến năm 1977, công ty Elographics đã phát minh và được cấp bằng sáng chế về kĩ
thuật cảm ứng điện trở 5 dây (5 wire) mà đến tận bây giờ vẫn còn được ứng dụng
rộng rãi.
Màn hình cảm ứng cũng là một lỗ hổng an ninh
Đây là chủ đề cho một nghiên cứu mà trường đại học Pennsylvania (Mỹ) đã thực hiện. Nghiên cứu cho thấy dấu vân tay rất dễ bị lưu lại thậm chí là rất rõ sau quá trình sử dụng. Nếu đem đi phân tích những dấu vết ấy thì những thông tin mà chúng ta nhập vào chẳng hạn như password hay những sơ đồ mở khoá (pattern lock) tương tự trên điện thoại Android là hoàn toàn có thể đọc được.
Màn hình cảm ứng cũng là một lỗ hổng an ninh
Đây là chủ đề cho một nghiên cứu mà trường đại học Pennsylvania (Mỹ) đã thực hiện. Nghiên cứu cho thấy dấu vân tay rất dễ bị lưu lại thậm chí là rất rõ sau quá trình sử dụng. Nếu đem đi phân tích những dấu vết ấy thì những thông tin mà chúng ta nhập vào chẳng hạn như password hay những sơ đồ mở khoá (pattern lock) tương tự trên điện thoại Android là hoàn toàn có thể đọc được.
Nguyên nhân chính khiến cho
dấu vân tay để lại trên màn hình là do chất nhờn do bàn tay chúng ta tiết ra.
Nếu chỉ đơn giản là sử dụng, bỏ túi, cầm tay mà không vệ sinh, lau chùi thì
những vết bám ấy sẽ tồn tại khá lâu theo thời gian. Vì vậy, nếu đã lưu trữ
nhưng thông tin quan trọng, nhạy cảm trong điện thoại cũng như các thiết bị có
sử dụng màn hình cảm ứng khác thì chúng ta nên chú ý về vấn đề vân tay trong
quá trình sử dụng để tránh những tổn thất đáng tiếc.
Những lí do không nên sử dụng điện thoại cảm ứng
Có thể việc nói không nên sử dụng màn hình cảm ứng chỉ là nguỵ biện bởi hiện nay có đến hàng trăm triệu người thậm chí có thể lên đến hàng tỉ trong tương lai đang sử dụng các loại thiết bị này. Điều này khá dễ hiểu bởi nhưng tính năng thú vị mà việc dùng màn hình cảm ứng, đặc biệt là trên điện thoại hay máy tính bảng, đem lại là vô cùng lớn. Các thao tác chạm, vuốt vẫn khiến người dùng “phát sốt” so với bàn phím vật lý cổ điển. Tuy nhiên, cũng không thể phủ định rằng cảm ứng là không có nhược điểm. Sau đây là một số lý do khiến chúng ta có thể phải xa lánh các thiết bị cảm ứng.
Thứ nhất, việc thao tác trên màn hình cảm ứng không thể thoái mái như trên bàn phím vật lý được. Thật vậy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một tay đối với bàn phím vật lý mà không sợ che khuất thông tin trên màn hình như trên màn hình cảm ứng.
Thứ hai, việc thao tác trên màn hình cảm ứng cho người có vấn đề về thị lực là rất khó khăn, thậm chí là không thể sử dụng được. Trong khi đó, bàn phím vật lý sẽ giúp họ định vị được bàn phím cũng như các thao tác của mình.
Như đã đề cập ở trên, màn hình cảm ứng sẽ để lại rất nhiều dấu vân tay khiến cho việc bảo mật trở nên kém an toàn hơn. Bên cạnh đó, vấn đề vi khuẩn, mầm bệnh trên màn hình cảm ứng cũng rất đáng được quan tâm.
Độ bền của màn hình cảm ứng là lý do tiếp theo. Nếu chúng ta không sử dụng cẩn thận, điện thoại cảm ứng rất dễ bị vỡ hay nứt màn hình, điều đó đồng nghĩa chiếc điện thoại sẽ biến thành “gạch” và gần như vô dụng. Trong khi đó, điện thoại có bàn phím vật lý sẽ chịu được nhiều va đập hơn, hoặc nếu có sự cố xảy ra với màn hình, chúng ta vẫn có thể sử dụng điện thoại được nếu đã quen với giao diện người dùng.
Điện thoại cảm ứng chơi game cũng rất tuyệt nhưng không thể phủ nhận rằng các trò chơi cần đến nút ảo vẫn thường xuyên khiến người dùng phải “bực bội”. Trong trường hợp này, bàn phím vật lý vẫn thể hiện thế mạnh của mình.
Nếu đã là một người cần nhập liệu nhiều trên điện thoại, bàn phím QWERTY vẫn là lựa chọn số một. Tuy bàn phím ảo không đến nỗi chậm nhưng lại thường gây tình trạng thiếu, sót hay nhầm chữ cái. Bên cạnh đó, do thao tác trên một màn hình phẳng nên cảm giác của tay khi nhập là không có, điều đó sẽ gây khó khăn nếu muốn nhập với tốc độ nhanh, tay sẽ khó xác định được chính xác vị trí từng nút.
Cuối cùng, việc sử dụng sẽ tốn năng lượng cũng như lượng nhiệt toả ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với sử dụng bàn phím vật lý. Việc sử dụng một chiếc smartphone trong 2 đến 3 ngày là một điều rất “xa xỉ”. Trong khi đó, với cùng lượng pin ấy, một chiếc điện thoại bàn phím vật lý có thể sử dụng được trong một tuần thậm chí là hơn.
Sử dụng và vệ sinh màn hình cảm ứng đúng cách
Việc sử dụng màn hình cảm ứng có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người. Hơn nữa, do đặc tính ít nút vật lý, màn hình lớn nên để hiểu được cách thức thao tác của các thiết bị cảm ứng rất đơn giản, dễ dàng và ai cũng có thể làm được. Chỉ có một điều cần lưu ý đó là trong quá trình sử dụng, chúng ta nên tránh những vật quá cứng nhọn, nơi ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Do đặc điểm phải tiếp xúc nhiều với bàn tay người dùng, màn hình cảm ứng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, ẩm mốc cho nên việc vệ sinh là điều cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên. Tuy vậy, vệ sinh thế nào cho sạch mà vẫn giữ được tuổi thọ lâu bền cho chiếc màn hình là điều không phải ai cũng biết.
Chất liệu tốt nhất để lau chùi cho các thiết bị cảm ứng là sợi bông để tránh sự trầy xước. Loại khăn thường được sử dụng để lau kính mắt, ống kính máy ảnh nên có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng. Trong quá trình vệ sinh phải tắt nguồn cho thiết bị. Khi lau chùi, nên dùng khăn khô, lau nhẹ nhàng lên màn hình, tránh những thao tác kì cọ quá mạnh.
Trong trường hợp vết bẩn quá “cứng đầu”, có thể sử dụng nước sạch, nhưng nhất thiết phải vắt kĩ để nước không chạy vào bo mạch bên trong. Sau khi vệ sinh, phải đợi màn hình thật khô rồi mới bật nguồn cho thiết bị.
Khi mua điện thoại mới, người dùng có thói quen dán màn hình để tránh trầy xước cũng như giữ cho điện thoại được sạch sẽ như mới, nhưng thật ra đây là việc làm không cần thiết bởi khi chế tạo các nhà sản xuất đã tính đến khả năng cường lực cho những thiết bị của họ. Những va chạm, cọ quẹt nhỏ sẽ không thể ảnh hưởng đến chiếc màn hình của chúng ta. Hơn nữa, thực tế cho thấy không những chẳng sạch được bao nhiêu mà các miếng dán này còn vô tình làm mất đi vẻ đẹp “rực rỡ” mà các nhà sản xuất luôn cố gắng đem lại cho từng chiếc màn hình.
Dương Bình (theo eChip)
Những lí do không nên sử dụng điện thoại cảm ứng
Có thể việc nói không nên sử dụng màn hình cảm ứng chỉ là nguỵ biện bởi hiện nay có đến hàng trăm triệu người thậm chí có thể lên đến hàng tỉ trong tương lai đang sử dụng các loại thiết bị này. Điều này khá dễ hiểu bởi nhưng tính năng thú vị mà việc dùng màn hình cảm ứng, đặc biệt là trên điện thoại hay máy tính bảng, đem lại là vô cùng lớn. Các thao tác chạm, vuốt vẫn khiến người dùng “phát sốt” so với bàn phím vật lý cổ điển. Tuy nhiên, cũng không thể phủ định rằng cảm ứng là không có nhược điểm. Sau đây là một số lý do khiến chúng ta có thể phải xa lánh các thiết bị cảm ứng.
Thứ nhất, việc thao tác trên màn hình cảm ứng không thể thoái mái như trên bàn phím vật lý được. Thật vậy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một tay đối với bàn phím vật lý mà không sợ che khuất thông tin trên màn hình như trên màn hình cảm ứng.
Thứ hai, việc thao tác trên màn hình cảm ứng cho người có vấn đề về thị lực là rất khó khăn, thậm chí là không thể sử dụng được. Trong khi đó, bàn phím vật lý sẽ giúp họ định vị được bàn phím cũng như các thao tác của mình.
Như đã đề cập ở trên, màn hình cảm ứng sẽ để lại rất nhiều dấu vân tay khiến cho việc bảo mật trở nên kém an toàn hơn. Bên cạnh đó, vấn đề vi khuẩn, mầm bệnh trên màn hình cảm ứng cũng rất đáng được quan tâm.
Độ bền của màn hình cảm ứng là lý do tiếp theo. Nếu chúng ta không sử dụng cẩn thận, điện thoại cảm ứng rất dễ bị vỡ hay nứt màn hình, điều đó đồng nghĩa chiếc điện thoại sẽ biến thành “gạch” và gần như vô dụng. Trong khi đó, điện thoại có bàn phím vật lý sẽ chịu được nhiều va đập hơn, hoặc nếu có sự cố xảy ra với màn hình, chúng ta vẫn có thể sử dụng điện thoại được nếu đã quen với giao diện người dùng.
Điện thoại cảm ứng chơi game cũng rất tuyệt nhưng không thể phủ nhận rằng các trò chơi cần đến nút ảo vẫn thường xuyên khiến người dùng phải “bực bội”. Trong trường hợp này, bàn phím vật lý vẫn thể hiện thế mạnh của mình.
Nếu đã là một người cần nhập liệu nhiều trên điện thoại, bàn phím QWERTY vẫn là lựa chọn số một. Tuy bàn phím ảo không đến nỗi chậm nhưng lại thường gây tình trạng thiếu, sót hay nhầm chữ cái. Bên cạnh đó, do thao tác trên một màn hình phẳng nên cảm giác của tay khi nhập là không có, điều đó sẽ gây khó khăn nếu muốn nhập với tốc độ nhanh, tay sẽ khó xác định được chính xác vị trí từng nút.
Cuối cùng, việc sử dụng sẽ tốn năng lượng cũng như lượng nhiệt toả ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với sử dụng bàn phím vật lý. Việc sử dụng một chiếc smartphone trong 2 đến 3 ngày là một điều rất “xa xỉ”. Trong khi đó, với cùng lượng pin ấy, một chiếc điện thoại bàn phím vật lý có thể sử dụng được trong một tuần thậm chí là hơn.
Sử dụng và vệ sinh màn hình cảm ứng đúng cách
Việc sử dụng màn hình cảm ứng có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người. Hơn nữa, do đặc tính ít nút vật lý, màn hình lớn nên để hiểu được cách thức thao tác của các thiết bị cảm ứng rất đơn giản, dễ dàng và ai cũng có thể làm được. Chỉ có một điều cần lưu ý đó là trong quá trình sử dụng, chúng ta nên tránh những vật quá cứng nhọn, nơi ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Do đặc điểm phải tiếp xúc nhiều với bàn tay người dùng, màn hình cảm ứng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, ẩm mốc cho nên việc vệ sinh là điều cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên. Tuy vậy, vệ sinh thế nào cho sạch mà vẫn giữ được tuổi thọ lâu bền cho chiếc màn hình là điều không phải ai cũng biết.
Chất liệu tốt nhất để lau chùi cho các thiết bị cảm ứng là sợi bông để tránh sự trầy xước. Loại khăn thường được sử dụng để lau kính mắt, ống kính máy ảnh nên có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng. Trong quá trình vệ sinh phải tắt nguồn cho thiết bị. Khi lau chùi, nên dùng khăn khô, lau nhẹ nhàng lên màn hình, tránh những thao tác kì cọ quá mạnh.
Trong trường hợp vết bẩn quá “cứng đầu”, có thể sử dụng nước sạch, nhưng nhất thiết phải vắt kĩ để nước không chạy vào bo mạch bên trong. Sau khi vệ sinh, phải đợi màn hình thật khô rồi mới bật nguồn cho thiết bị.
Khi mua điện thoại mới, người dùng có thói quen dán màn hình để tránh trầy xước cũng như giữ cho điện thoại được sạch sẽ như mới, nhưng thật ra đây là việc làm không cần thiết bởi khi chế tạo các nhà sản xuất đã tính đến khả năng cường lực cho những thiết bị của họ. Những va chạm, cọ quẹt nhỏ sẽ không thể ảnh hưởng đến chiếc màn hình của chúng ta. Hơn nữa, thực tế cho thấy không những chẳng sạch được bao nhiêu mà các miếng dán này còn vô tình làm mất đi vẻ đẹp “rực rỡ” mà các nhà sản xuất luôn cố gắng đem lại cho từng chiếc màn hình.
Dương Bình (theo eChip)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét