.
Bài này viết
để trả lời 1 bạn hỏi “ Âm nhạc và hội họa có liên quan gì với nhau?”
Nhiều khi
xem tranh, chúng ta nhận được 1 lời phê bình đại khái như “Bức tranh này là AM
(La trưởng)”, “Bức tranh này là Em (Mi thứ), “”bức tranh này là 1 sonata”, bức
tranh này là 1 symphony…” … Nhiều bạn chẳng biết cái đó là cái gì, âm nhạc và
hội họa có liên quan gì với nhau đâu kia chứ sao gọi là trưởng và thứ và còn
gam này gam nọ…
Trong âm
nhạc, Trưởng và thứ là Dur và Moll . Trưởng thì mang tính trong sáng và mạnh
mẻ. Thứ thì mang tính lãng mạn và dịu dàng. Trong hội họa cũng vậy, 1 tấm tranh
thuộc tone trưởng là 1 bức tranh gây cảm xúc mạnh mẻ cho người xem và 1 bức
tranh tone thứ thì tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng cho người xem. Trưởng thì
người ta xử dụng sáng tối phân biệt rất mạnh, đường nét bạo và mạnh, màu sắc
thì không pha trộn (nặn ra là vẽ). Thứ thì uyển chuyển, tương phản sáng tối nhẹ
nhàng, màu sắc thì luôn pha trộn để trở thành màu bật 3 và màu bật 4 (các màu
xám thì luôn hòa hợp với nhau)
Nhiều nhận
xét tranh rất cụ thể, thí dụ như tranh này thuộc gam CM (Do trưởng) , tranh kia
thuộc gam Am (La thứ) . Vậy cái đó là cái gì? . Trong âm nhạc, các gam Do Re Mi
Fa Sol La Si chỉ là cảm giác chủ quan của người sáng tác do sáng tác đó cần
cung bật cao và thấp như vậy do đó xử dụng gam này hay gam kia thì tiện hơn vậy
thôi. Nhưng nói vậy cũng không hẳn là vậy, vì trong âm nhạc các gam C, F, G, L (Do
Fa Sol La) là những gam mà con người dể hát , dể cảm nhận và luôn trong sáng.
Nếu bạn nhận được 1 lời phê bình như thế thì đó chỉ đơn giản là cảm giác của 1
người sành về âm nhạc và đang xem tranh của bạn mà thôi…
Nhiều khi
người ta còn nhận xét “bức tranh này có 1 vài hợp âm bức phá…” Trong âm nhạc
khi soạn hợp âm cho 1 bài nhạc thì người ta có quy định về cách chuyển hợp âm
từ 1 qua 4, qua 5 và trở về 1 v.v… để nghe cho thuận cái lổ tai, nhưng
khi những hợp âm lạ được xen vào để tạo 1 cảm giác gì đó cho bản nhạc người ta gọi đó là "hợp âm bức phá". Các hợp âm này có giá trị riêng cho hòa âm của bản nhạc này.
Trong hội họa, ngoài cái motif (nhịp điệu) bình thường của tranh , lâu lâu
người ta xen vào 1 vài “chấm phá bất thường” để nhấn mạnh vài điểm quan trọng
trong tranh thì cái này người sành nhạc nếu nhìn ra thì sẻ gọi đó là “những hợp
âm bức phá”…
Đôi khi xem
tranh, người ta còn nhận xét “búc tranh này là 1 hành khúc”, bức tranh kia là 1
sonata”, “bức tranh này là 1 tình khúc” v.v… Vậy chúng ta phải hiểu 1 số thể
loại thông thường của âm nhạc như thế nào ? Hành khúc là 1 bài ca mang tính
hùng tráng. Serenata là 1 khúc nhạc chiều. Sonata là 1 bản nhạc mang tính chất
triết lý (1 chương trong symphony) . Rondo là 1 sự lặp lại cố tình v.v… Những
cái này các bạn tìm hiểu thêm nếu muốn tranh của mình có chất nhạc trong đó !
Motif là gì trong âm nhạc và trong
hội họa? Trong âm nhạc thì motif là 1 nét nhạc chủ đạo của bài nhạc, người ta
dùng motif này là nét chính cho bài nhạc sau đó mô phỏng , biến tấu cái motif
này để phát triển bài nhạc. Thí dụ, khi nghe vài note nhạc : Do do mi sol
sol... sol sol... trong bài Dòng sông xanh, các bạn sẻ lập tức cảm nhận
ra cái mặt nước lăn tăn nhè nhẹ của dòng sông. Hay : Re re do... re re
si... trong bài Chiều hãi cảng, các bạn sẻ lập tức cảm nhận ra các đợt sóng miên
man vổ vào bờ trên 1 bải biển bát
ngát... Trong hội họa, motif là cái nhịp điệu chính của tranh, là những đường
thẳng hay cong mà người họa sỹ dẩn dắt người xem nhằm tạo 1 cảm giác gì đó cho
bức tranh của mình... Nó nói lên cái gì , nhắm mục đích gì... thì tùy ý đồ sáng
tác của người họa sỉ... Đơn giản vậy thôi !
* 1/ Major, majeur: Trưởng, thể trưởng. Ký
hiệu là “M”
2/ Mineur, Minor ,
Minore: Thứ, thể thứ. Ký hiệu là “m”
Saigon 9/2012
Anh Ca
.
Xem xong cũng chả hiểu gì cả, hóa ra nhạc và họa mình dốt đặt!
Trả lờiXóa:((
CP@