Họa sĩ Lê
Phổ (sinh ngày 02 tháng 08 năm 1907, mất ngày 12 tháng 12 năm 2001) là họa sĩ
bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác
phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là "Danh họa Việt Nam trên đất
Pháp". Nhiều người khác còn coi ông là "cây đại thụ" trong làng
nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam.
Từ năm 1937,
ông sang Pháp và định cư tại đó, và chưa một lần quay trở về quê hương, cho đến
khi qua đời năm 2001 tại Paris.
Họa sĩ Lê
Phổ cho rằng các chất liệu tranh lụa có một số nhược điểm không chỉ về khuôn
khổ mà về chất liệu màu sắc chưa bộc lộ những lời tác giả muốn thể hiện. Đó là
lý do ông đã chuyển sang vẽ tranh sơn dầu. Ngoài việc thay đổi chất liệu vẽ,
nội dung được ông nhắc tới cũng mở rộng, phóng khoáng và thoải mái hơn. Ví dụ
rõ nét đó là người phụ nữ trong tranh của họa sĩ dần vượt ra ngoài lễ giáo ngàn
năm để mang một sắc màu "thế tục".
Giai đoạn đầu tiên (1934-1945)
Đây là giai
đoạn họa sĩ Lê Phổ vẽ trên chất liệu tranh lụa với đậm nét cổ điển và chịu ảnh
hưởng sâu sắc phong cách Trung Quốc. Ông dùng các gam màu sắc đậm, lạnh và
nguyên chất. Có thể thấy, một số bức nổi tiếng như "Thiếu phụ ngồi",
"Chim ngói" mang phong cách đời Tống được kết hợp với đường nét uyển
chuyển và mềm mại. Với không gian phẳng lặng cùng nét bút tinh vi, mong manh mà
lạnh lùng, tạo không khí thuần khiết, ẩn chứa dung sắc xã hội Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Khi họa sĩ hòa trộn hai phong cách hội hoạ Trung Quốc và Ý, ông bắt đầu vẽ
những tác phẩm như bức "Mẹ con", "Thiếu nữ và hoa lan",
"Hai chị em", "Thiếu nữ và hoa hồng", "Chải đầu"
... có chút biến đổi. Qua đó, nét bút thanh tao mô tả phụ nữ trong tranh trang
nghiêm, dáng dấp thiên thần với phong cách châu Âu nhưng đượm buồn và mang tính
huyền bí đến khó hiểu với người xem. Đến những năm 1940, Lê Phổ mới thực sự bỏ
mọi chuẩn mực của trường phái cổ điển để bước vào trường phái ấn tượng.
Hình ảnh người phụ nữ
Hình ảnh phụ
nữ được xuất hiện xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của họa sĩ Lê Phổ. Ông
Corinne de Menonville đã nhận xét trong cuốn sách "Những tác phẩm hội hoạ
Việt Nam (sách)" như sau: "Ở giai đoạn đầu, người phụ nữ (trong tranh
Lê Phổ) thường mỏng manh, e ấp, khuôn mặt trái xoan, có ánh sáng tạo hiệu ứng
cho hồn tranh. Họ đều toát nên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng, lịch thiệp.
Với tranh lụa, màu sắc nguyên chất và đậm sắc thái tạo nên khung cảnh lãng mạn.
Giai đoạn tiếp theo, tranh sơn dầu vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm
những cảm giác về tự do qua cử chỉ và màu sắc. Tranh lụa, người vẽ mất nhiều
thời gian, cần sự tinh tế và tỉ mỉ, trong khi tranh sơn dầu, người nghệ sĩ được
phép sáng tạo hơn với nhiều cử động và mức độ của màu sắc. Ảnh hưởng bởi trường
phái ấn tượng, các tác phẩm thời gian này thể hiện sự tự do, tính hoa mỹ, hân
hoan trong ánh sáng, nhịp nhàng trong nét cọ".
Nhà phê bình
Waldemar thì viết: "Một con thuyền lướt giữa những bông súng, những cô gái
ẩn hiện hái trái cây trong vườn địa đàng, họ thật kiểu cách và được nhớ đến bởi
sự duyên dáng, niềm vui của cuộc sống phát ra từ tất cả, trong tiết trời xuân
vô tận, những thiếu nữ mảnh mai đang dùng bữa trưa trên một hiên nhà, những đĩa
trái cây trên bàn phủ khăn, bình đựng đầy hoa dại: thế giới của Lê Phổ là một
thiên đường trên trái đất".
Tác phẩm Hoài cố hương (60,5 x 46cm, lụa, 1938) của
danh họa Lê Phổ (1907-2001)
Từng được bán với giá hơn 303.000 USD tại nhà đấu giá
Sotheby’s ở Singapore
năm 2006
|
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét