Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Còn đâu…

.


          Nhớ lại những gì đã làm cho các em khiếm thính ngày xưa… ôi những con người đã có 1 thời tâm huyết vì trẻ em khuyết tật nay còn đâu…

Cô Huỳnh Ngọc Phương (áo tím) cạnh Mama Sư phụ nhà mình trong chuyến thực tế 10 ngày tại Hội An và Mỹ Sơn
          Thông thường 1 lớp dạy vẽ cho trẻ khiếm thính sẻ có 2 giáo viên, 1 giáo viên dạy chuyên môn hội họa và 1 giáo viên  múa dấu chính của các em. Giáo viên này thường là giáo viên chủ nhiệm của lớp học hằng ngày của các em. Tôi đã nhớ và kính trọng 1 cô giáo đã gắn cuộc đời của mình với chính cuộc đời của các em khuyết tật mà mình đã có dịp cộng tác với cô trong công việc hướng dẩn các em khiếm thính của mình trong 1 thời gian rất dài. Cô Huỳnh Ngọc Phương.

          Nhớ lắm khi cô Phương nói với tôi rằng “thầy Khôi ơi, tôi cảm thấy bất lực với các em vì những bài toán hết sức đơn giản mà chẳng có em nào làm được cả…” . Tôi đã nói với cô Phương là ”các em nó không làm được vì đọc đề bài mà các em nó không hiểu đề bài muốn gì đó cô…” . Vậy là sau đó 1 tháng cô Phương đã thay đổi cách dạy của mình, cô đã phân tích cái đề bài toán hết sức cặn kẻ để các em biết đề bài muốn cái gì, vậy là các em làm được những bài toán mà ngày xưa không cách gì các em có thể làm được. Vấn đề là từ ngữ của các em quá kém. Mặc dù các em đang học văn hóa lớp 4, lớp 5 nhưng cái vốn từ trong các em chỉ xem xem các em lớp 2 , lớp 3 ngoài đời mà thôi…


          Từ đó, cô Phương đã không ngại bỏ thêm thời gian dạy tiếng Việt cho các em trong thời gian rảnh của mình. Sau 1 chuyến đi vẽ thực tế mà tôi dẩn các em đi vẽ, về nhà cô Phương chắc chắn là bắt các em viết ra những cảm nghĩ của minh2m những điều mình cảm nhận được qua chuyến đi vẽ thực tế. Dĩ nhiên là cô Phương phải rất vất vả khi muốn hiểu các em muốn nói gì và rất vất vả trong việc sửa bài cho các em… Việc làm này chẳng ai bắt ép mình phải làm cho các em cả mà, vậy mà chính vì mong ước của người thầy dạy vẽ cho các em cô Phương đã không ngại “cực” thêm 1 chút để đem tới cho các em được thêm 1 con chữ cũng là giúp các em thêm 1 chút. Mong muốn của thằng thầy dạy vẽ là tui rất đơn giản : “Nếu mai sau này các em vẽ khá lên rồi thì muốn giỏi hơn thì phải đọc hiểu sách báo để tăng thêm vốn sống và kiến thức của mình để nghề thêm tiến bộ chứ không nhẽ phải có người thầy kế bên suốt đời hay sao…”


          Trong công việc dạy vẽ của mình, nhiều khi tôi gặp phải những khó khăn không phải do cách dạy của mình mà là do ở chính các em mà mình đang dạy. Các em vẽ tranh để “trả nợ quỷ thần” , vẽ được hay không được cũng chẳng có vấn đề gì cả. Khi biết tôi gặp khó khăn này, cô Phương đã nghĩ ra 1 phương pháp để các em phải cẩn thận và đắn đo hơn khi cầm cọ và vẽ tranh… Cơ đã thông báo cho các em là “nếu bài vẽ của các em mà thầy Khôi nói là không đẹp thì các em phải đóng tiền mổi tấm tranh sơn dầu mà các em đã vẽ hư là 100 ngàn. Số tiền này là để mua lại màu và bố vẽ mà các em đã làm hư khi vẽ 1 tấm tranh mà các em không suy nghĩ…” … Vậy mà hay, từ hôm đó tranh vẽ của các em đã lên hẳn vì các em vẽ không còn là để trả nợi quỷ thần nửa, việc học của các em mở ra 1 chiều hướng sáng hẳn ra… Số tiền “phạt” thu lại tứ các tranh vẽ thiếu trách nhiệm của các em, cô Phương đã cho vào 1 cái quỷ nhỏ, cái quỷ này cô giúp các em có được những chuyến đi vẽ 1 buổi mà không ai tài trợ cho việc học và đi vẽ ngoài chương trình đã vạch ra cửa lớp…

          Vậy mà còn đâu những người cô giáo như cô Huỳnh Ngọc Phương, khi sức khỏe không còn cho phép cô giúp các em khiếm thính của mình nửa… Ở cái xã hội này, ai đi làm cũng chờ tới tháng lỉnh lương, về nhà thì trăm ngàn công việc gia đình, mấy ai mà có cái tâm huyết như cô Phương được nhĩ…  

          Còn nhớ… Khi có trong tay một số tranh của chính các em vẽ ra, cái thằng tui đã khùng điên cho các em va chạm ngoài cuộc sống bằng cách bán tranh trong hội chợ . “phiên chợ cuối tuần” là tiêu đề của hội chợ những năm đó… Tôi, mẹ tôi (họa sĩ Nguyễn Thị Tâm), cô Phương và họa sĩ Huy Hoàng đã đem tranh các em của mình ra ngoài hội chợ mà bán. Cái mà tôi muốn các em thử sức của mình là : Không cho mọi người biết các em là trẻ khiếm thính, tôi muốn với chất lượng tranh của các em nếu chinh phục được người mua với 1 công bằng như với chính các họa sĩ bình thường khác ngoài xã hội này xem thế nào… 1 tranh lúc đó tôi đề giá là 1 triệu (hơn 10 năm trước) , không cho biết là của các em khiếm thính. Ai thích thì mua… đơn giản vậy thôi ! Trong gian hàng của các em, chúng tôi đã bán thêm mặt hàng Lamina tranh vẽ của chính các em… Kết quả sau 5 ngày hội chợ… Các em đã bán hơn 60 triệu đồng từ các tranh mình vẽ ra và không ai biết các tác giả đó là các em khiếm thính cả…

          Mọi người ai cũng vui vẻ, các thầy cô các em vui vẻ 1 thì chính các em vui vẻ hơn gấp 10 lần niềm vui cả các thấy các cô. Bởi các em được đối xử hết sức công bằng như 1 con người bình thường ngoài xã hội khác vậy. Các em càng tự tin hơn với công việc mà mình đang làm bằng chính con mắt và đôi bàn tay của chính mình…

          Ôi… vậy mà nay còn đâu ! Còn đâu những con người hết lòng vì các em khuyết tật… mà bây giờ lại chỉ còn những kẻ phá đám, giành giật các em vể cho mình chỉ với cái danh vọng hảo huyền của chính mình… Ôi thất vọng các phụ huynh của chính các em đã vì chút $ làm ra của các em đã bất đồng với quan điểm của người thầy dạy dổ các em… Để rồi ngày nay các em mổi người 1 hướng chẳng còn gom lại được… Tan rồi những mong ước của các người thầy người cô đã hết lòng với các em…








.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét