Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Phụ Nữ Thời Đại - Phần 2 (Phụ đề tiếng Anh)


 

Video nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=dSw3tMCBGTk


Women of Times – Part 2 (English subtitle)


KL: Ngoài sáng tác thì được biết cô còn là một giảng viên mỹ thuật và đã đào tạo ra những lớp nghệ sĩ rất là thành danh. Vậy thì cô có thể kể một chút về quãng thời gian mà cô dạy học không ạ?

KL: Besides creating art, you were also a lecturer and developed successfully many famous artists. Could you please share us your teaching period?

NTT: Sau khi tốt nghiệp, tôi được đi dạy ở các trường trung học phổ thông và sau một thời gian tôi được chuyển về trường ĐH Mỹ Thuật để dạy. Những người thành danh thì ở trong trường mỹ thuật bây giờ họ là hiệu phó, chủ nhiệm khoa, không phải công dạy của mình bởi vì trong một ngôi trường người ta học rất nhiều môn, do đó mình chỉ là người góp phần xây dựng những thế hệ thanh niên thôi. Riêng những HS ở lớp dạy tại nhà thì rất nhiều người thành danh, ví dụ như Diệu Thúy, Trần Quốc Định, Ngọc Diệp, Ngọc Mai và vô số người đến đỗi nhiều khi mình không nhớ hết những người đã học qua với lớp mình.

NTT: After graduating, I was assigned to teach at several high schools before going back to the HCMC’s Fine Arts university. The successful artists currently hold important positions in the Fine Arts university such as Vice-principal, Deans… This is not my own credits because in the school, they studied many subjects, I only contributed my part to develop the next generation. About the students at my private classes, many had become artists with high achievements such as Dieu Thuy, Tran Quoc Dinh, Ngoc Diep, Ngoc Mai and numerous of others that I couldn’t remember all of them.

KL: Vậy thì cô có khó tính hay không khi chọn những học sinh của mình ạ?

KL: Are you selective on choosing your students?


NTT: Thật tình tôi có khó tính. Khó tính thứ nhất, là tôi muốn truyền đạt tất cả nghề nghiệp, những cái sự nghiên cứu của mình cho học viên của mình. Do đó người học viên nào mà quyết tâm học để làm nghề hay là muốn nghiên cứu sâu về nghề thì tôi mới nhận dạy. Dạy học không phải là một cứu cánh để sinh sống, do đó mình rất khó nhận học viên.



NTT: Honestly, yes, I am. I want to transfer all my knowledge and experiences to my students. Therefore, I only accept who commits to become artist or want to research deeply in art. Teaching is not my life-saver, so I can manage to be very difficult in admitting students.

KL: Là một nữ HS khá thành công, vậy thì gia đình có vị trí như thế nào với cô? Cô có thể kể một chút về gia đình nghệ thuật của mình không?

KL: As a successful artist, how important is the family to you? Could you please share us a little bit about your artist family?

NTT: Tôi có 5 người con và hết 4 người theo Hội Họa. Đứa con gái lớn là HS Nhã Phương, cô là người chuyên môn vẽ chân dung trực tiếp trên lụa và cô cũng rất là thành công. Một anh nữa, nhỏ nhất, tên là Huy Khê, học ở bên Úc và cũng rất thành công, anh được nhiều giải thưởng Úc về vẽ. HS tiếp theo nữa là Như Khôi, dạy học mà đặc biệt là không chịu đi dạy ở những lớp tại nhà, cũng không chịu dạy những người bình thường mà chỉ thích dạy những trẻ khiếm thính, bởi vì anh nói rằng những người đó đáng thương nhất trên đời này: Trí tuệ thì có mà nói không ai hiểu hết, và anh chuyên tâm dạy mười mấy năm cho những em khiếm thính. Một cô nữa, cô chỉ thích học, học hoài hết cử nhân này, sinh ngữ này tới học sinh ngữ khác, cô thích làm những điều theo ý riêng. Còn riêng về ông xã tôi là HS Nguyễn Long Sơn chuyên môn dạy về hình họa, dạy về cơ thể học, dạy về phối cảnh.

NTT: I have 5 children, 4 of them are artists. The oldest daughter is artist Nha Phuong, she is very skillful and specializes in portrait painting on silk. The youngest son is Huy Khue, studied in Australia, he won many prizes there and also very successful. The other son is Nhu Khoi, an art trainer but he prefers teaching the deaf students rather than the normal ones. He said that the deaf is the most pitiful in the world because they have mind capabilities but couldn’t speak out their ideas, hence no one can understand them. Over 10 years, he has put all the efforts to train them. The other daughter is an artist but she also loves studying foreign languages and pursues her own plans. About my husband, artist Nguyen Long Son, specialized in teaching drawing, art anatomy and perspective.

KL: Ông xã cô có bao giờ phàn nàn về việc cô hay đi sáng tác xa không cô?

KL: Has your husband ever complained about you often traveling to work outdoors?

NTT: Thật ra thì ông xã cũng không phàn nàn được bởi vì mỗi người có một hoài bão cho đời sống của mình. Nói một cách chân tình thì mình thấy ông xã mình có phần thua thiệt, mình không có chăm sóc gia đình đúng nghĩa của người nội trợ xưa. Sự thành công của mình nằm ở xã hội nhiều hơn là mặt gia đình. Do đó mình sắp xếp gia đình cũng theo cái nghệ sĩ của mình. Trước khi đi sáng tác thì mình cũng sắp xếp ngày nào chị bếp của mình nấu cái gì, con cái đi học như thế nào, sắp xếp cho nó ổn. Nhưng mà dĩ nhiên là thiếu sự chăm sóc mỗi ngày đối với gia đình. Thành ra sau những ngày đó thì mình về mình chăm sóc lại ân cần hơn, chu đáo hơn.

NTT: Actually, my husband couldn’t complain because each individual has their own ambition. To be honest, I realize that my husband sustained certain losses since I couldn’t take care of my family thoroughly as traditional housewives could. My success is more at the society than family side. I tried to arrange my family artistically. Before traveling for painting outdoors, I discussed the menu with the house-helper, arranged for my children to go to school to make sure everything was in place. Of course, my family was lacking of my everyday caress in details. Therefore, upon returning home, I looked after everyone more considerately and thoughtfully.

KL: Ông xã cùng ngành nghề thì có sự cảm thông và chia sẻ. Vậy thì ông xã cũng đã hỗ trợ cô rất nhiều trong công việc của mình, phải không ạ?

KL: Having been together in art, your husband can sympathize with you easier. He also supports you a lot in your work, doesn’t he?

NTT: Ông xã mình cũng là một HS, thành thử ra ông cũng chia sẻ với mình được những điều đó. Có khi ổng còn nói sao lâu quá, một tháng rồi mà không thấy mình đi vẽ ngoại cảnh. Tuy nhiên cùng nghề cũng có những chuyện rối rắm. Rối rắm ở chỗ này, cái mà mình nói là đẹp thì ông xã nói không đẹp, hoặc là mình vẽ một người phụ nữ đẫy đà, thì ông xã mình nói mập quá. Một bức tranh xong rồi, có khi nó là một sự tranh cãi suốt ngày này sang ngày kia.

NTT: Since my husband is also an artist, he can share with me a lot. Sometimes, he asked why I didn’t go painting plein air for one month already. However, same job could make things complicated as well. I.e., what I thought is pretty, my husband may say the opposite. Or when I painted a portly young girl, he commented that she was too fat. The completion of an artwork may be a cause to start a long argument day after day.

KL: Hiện tại ông xã của cô còn vẽ không cô?

KL: Has he still painted recently?

NTT: Ông xã tôi 10 năm gần đây bị đau thận, thành ra cứ phải hàng tuần đi lọc thận. Rồi lớp học bị gián đoạn, chỉ còn một mình tôi dạy. Và từ đó ông ấy không vẽ được nhiều. Tuy nhiên, giai đoạn chưa bệnh thì ông vẽ màu nước rất đẹp. Tất cả tranh của Long Sơn bây giờ trong nhà còn rất ít, tại vì có những nhà sưu tập họ muốn một lần ba, bốn chục ký họa khổ lớn của ông. Có những lúc cực khổ quá, người ta tới người ta mua, mình cũng phải bán để mà sống. Do đó mình không lưu giữ được những bức tranh đẹp nhất trong nhà mình, mà người khác lưu giữ giùm hết rồi.

NTT: My husband has been suffering from nephritis for 10 years, he has to undergo dialysis every week. His class was interrupted, only I continue teaching. He hasn’t painted much since then. Remember my husband’s well-being period, he had been truly a great master in water-color painting. His remaining artworks in our house are very rare now because some collectors used to take 30-40 large size sketches at a time. During the hard time, we had no choice but sold them all to make a living. Therefore, we couldn’t keep his most beautiful paintings. Others keep for us.
  

Đã có hàng trăm bài báo, bài phê bình nghệ thuật viết về HS NTT. Nhiều thước phim liên quan đến sự nghiệp và tác phẩm của nữ HS đã được thực hiện. Đáp lại sự yêu mến đó, NTT tiếp tục đi, đều đặn vẽ để chứng minh cho bạn bè, đồng nghiệp, học trò, và những người yêu mến nghệ thuật rằng chữ Tâm với quê hương, với nghệ thuật trong bà luôn sáng, luôn đẹp.

There were hundreds of articles and critiques about artist NTT. Many videos about her career and artworks have been published. In return, artist NTT continues to go painting and prove to her beloved friends, colleagues, disciples and art lovers that the word Tâm (her name, which means Heart) always beautiful and bright inside her.

HS Nguyễn Huy Khuê (Úc) - Con trai HS NTT:

Có một số người bạn ở bên Úc nói là, điều ước ao nhất của mày là gì? Lúc nào mình cũng nói với những người bạn rằng tôi chỉ ước bằng một góc của mẹ tôi, là có ít nhất một bức tranh trong bảo tàng quốc gia bên Úc là mình hãnh diện lắm rồi (mà mẹ đã có rất nhiều). Thành ra mình nói là mình chỉ cần một chút của mẹ thôi là mình cũng hãnh diện. Thành tựu của mẹ tạo ra được trong suốt bao nhiêu năm trời, mình rất hãnh diện là con của bà.

Artist Nguyen Huy Khue (Australia) – the son of artist NTT:

Some of my friends in Australia often ask what my biggest dream is. I always answer them that my wish is just to succeed a little bit compare to my mom does, means having at least one painting presented in the Australia’s museum is enough to bring me pride (while my mom has a lot). Only a piece of her success is sufficient to make me satisfied. With the achievements she has got during the hard life, I am very proud to be her son.

HS Lý Khắc Nhu - Đồng nghiệp của HS NTT:

Dù là năm nay cũng đã bảy mươi mấy, nhưng tác phẩm của chị luôn luôn trẻ, tươi, sức sống rất là mạnh. Sắp tới, chị Tâm có cuộc triển lãm riêng nên tôi cũng chúc chị, mong rằng cuộc triển lãm của chị mang lại nhiều sức sống nữa.

Artist Ly Khac Nhu – the colleague of artist NTT:

Although over 70 years old now, Tam’s artworks still looks very fresh, youthful, and full of vitality. Since she will soon has another solo art show, I wish her success in transferring more strength to the viewers.

Vẽ tranh lụa nhiều nhất, vẽ tranh về quê hương nhiều nhất, vẽ tranh về hoa Sen nhiều nhất. 75 tuổi đời, với nhiều người có lẽ là cái mốc giới hạn cho sự nghỉ ngơi hoàn toàn. Nhưng với NTT, 75 tuổi chỉ là một mốc đánh dấu sự chuyển mình trong nghệ thuật, bà đã có kế hoạch sau triển lãm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 diễn ra đầu tháng 10 này, bà sẽ dành nhiều thời gian vẽ lại những chiêm nghiệm của cuộc đời. Sen vẫn là mối quan tâm, và chắc chắn là chốn đi về cho cõi lòng người HS nặng tình với quê hương trên lụa này. Không biết biết bao nhiêu cây cọ đã cùn, không thể đếm xuể số tuýp màu đã hết để có được hàng vạn bức tranh với hàng trăm cuộc triển lãm. 75 tuổi đời, HS NTT đã vẽ, đang vẽ, và sẽ còn vẽ cho đến khi nào còn sức cầm cọ.

Painting in silk the most, painting landscape the most, painting lotus the most. To the majority, the age of 75 is a landmark for taking rest completely. But to NTT, 75 ages is just another turning point in her career. She has planned to spend more time painting her contemplation on life after the exhibition to mark the 75th birthday on October. Lotus still attracts her attention, and certainly be a peaceful place for her to go back in the soul of the artist deeply attached to the image of country on silk. Countless numbers of worn-out painting brushes and empty tubes of color to create thousands of paintings to be shown in hundreds of exhibitions. 75 years old, artist NTT did paint, have painted and will paint as long as her health allows her to hold the brush.


KL: Trở lại với sự nghiệp của cô, thì năm năm trước, trong một triển lãm sinh nhật tròn 70 tuổi của cô, người ta đã cảm nhận được sức sáng tạo rất là hừng hực và đam mê của cô. Vậy thì đánh dấu mốc 75 tuổi, cô gửi gắm đến những người yêu tranh điều gì?

KL: Back to your career, 5 years ago, in an solo exhibition to celebrate your 70th birthday, the viewers were impressed by your creative power and passion. To mark you 75 ages, what message do you want to share to the art lovers?

NTT: 70 tuổi tôi có làm một triển lãm cá nhân khá lớn và tôi chọn chủ đề Bồng Bềnh Với Sen. Tôi vẫn ấp ủ đề tài Sen, bởi vì đối với tôi, Sen là một cái gì thiêng liêng, và là cứu cánh của sự sống, cho nên tôi làm đề tài Sen là Thì Thầm Với Sen. Đề tài này thể hiện điều tôi muốn nói với Sen, cũng như Sen muốn nói với tôi và Sen muốn nói với công chúng những điều gì. Trong một cuộc triển lãm sắp tới đây, ngày 5/10, tôi làm một cuộc triển lãm cũng tại nhà Triển Lãm Thành Phố, cũng một cuộc triển lãm cá nhân lớn. Hầu hết trong phòng tranh là chủ đề Sen để tôi nói về sự luân hồi của Sen. Sen có giai đoạn phát triển, rồi giai đoạn kết tinh, và giai đoạn thành quả, mình cảm nhận giống như giai đoạn của cuộc đời, Sinh-Lão-Bệnh-Tử, hoặc nói cách khác, là Xuân-Hạ-Thu-Đông rồi lại Xuân. Do đó, trong tinh thần triết lý phương Đông thì Sen được mọc từ bãi sình nhưng thẩm thấu xuyên qua lớp sình, xuống dưới lòng đất, nhận tinh hoa của đất và vượt lên khỏi mặt đất, mặt nước và nhận những tinh túy của sương, của gió, của nắng, của mưa để kết cục, tạo ra một cái hoa thật đẹp, hương thật thơm mặc dù nó sống trong bãi sình. Cho nên nó giống như kết tinh những gì đẹp nhất của con người theo triết lý về Đạo giáo. Trong gương Sen, không có loại bông nào mình thấy được vừa nhân, vừa quả, ví như cuộc đời mình làm gì phải có nhân và có quả, đó đi theo với nhau nên trong gương Sen, nó vừa có hạt Sen, vừa có mầm Sen. Do đó, khi bông Sen lụi tàn, hột rớt xuống, nó lại tái sinh. Mình ngẫm nghĩ cuộc đời có luật nhân quả và có sự hồi sinh.

NTT: To mark my 70th birthday, I held a big solo art show “Drifting with Lotus Flowers”. I’ve been continuing to nurture and explore the subject of Lotus. To me, Lotus consists of divine beauty belonging to a spiritual space for the end and the means of life. Being inspired by this flower, I plan to organize another solo exhibition “Whispering with Lotus”. As the title says, I’d like to express what I want to communicate with Lotus, and vice-versa, Lotus also wants to share with me and the viewers many things intimately. This upcoming art show will be held on Oct 5 at the City Exhibition House. Most of the artworks in the show room describes the reincarnation of Lotus. The chain of days to accumulate life from growing, crystalizing, blossoming remind us our life cycle of Birth – Age – Sickness – Death and Rebirth, in other words, Spring – Summer – Autumn – Winter and Spring. In the belief of Eastern sprititual philosophy, Lotus grows from the mud, plungs deeply into the soil, absorbs the quintessences of the sky and the earth, rises up from the earth and receives back particles of dew, rays of sun, drops of rain from which the Lotus comes to life beautifully and fragrantly. This is similar to crystalizing all the most subtle elements of human life as in the Taoism philosophy. Uniquely in the Lotus seed-pod, we can see the concentration of it seeds, the sprout of new life – all remind us the law of karma with the cause and effect in our lives. While the Lotus flower is wilting, the falling seeds start a new life with another recontinuation of reincarnation.


KL: Chắc chắn sau này người ta sẽ nhắc nhiều đến những đề tài đã gắn liền với cuộc đời cô. Cám ơn cô đã dành thời gian để có buổi trò chuyện với chương trình PNTĐ.


KL: Certainly, I believe that one will still mention a lot about the subjects associated with your fame. Thanks for your time with the Women Of Times program.

NTT: Cám ơn chương trình PNTĐ đã cho tôi có dịp chia sẻ với tất cả những người ái mộ tranh của tôi.

NTT: Thanks the program Women Of Times for giving me a chance to share my thoughts with my art lovers.

KL: Thưa quý vị và các bạn, qua buổi trò chuyện với HS NTT thì quý khán giả ít nhiều đã hiểu hơn về cuộc sống cũng như là công việc của người phụ nữ đạt được khá nhiều thành công trong lĩnh vực Hội Họa. Chương trình PNTĐ đến đây là tạm dừng, cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin thân ái chào tạm biệt.

KL: Dear audience, through the conversation with artist NTT, you have a chance to perceive more about the working and personal life of a very successful woman artist in fine arts. The program Women Of Times would like to end for now. Thank you for your attention and Goodbye.

1 nhận xét:

  1. Thanh kiu PT, có mấy cái chữ này khi nào cần chỉ việc copy mà hổng cần gỏ lại... sướng chít !

    Trả lờiXóa